Nhiệm vụ và quyền hạn Hội_nghị_Hiệp_thương_Nhân_dân

Thay đổi và thiết lập Hiến pháp

Hội nghị có quyền thiết lập và thay đổi Hiến pháp năm 1945. Trong việc thay đổi Hiến pháp năm 1945, các đại biểu không được đề xuất việc thay đổi lời nói đầu và hình thức đơn nhất của nhà nước Indonesia.

Một đề xuất sửa đổi Hiến pháp này có thể được nêu trong chương trình nghị sự của một kỳ họp của Hội nghị nếu nó được đệ trình bởi tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội nghị.[1] Bất kỳ đề xuất sửa đổi các điều khoản trong Hiến pháp được đưa ra dưới dạng văn bản và phải nêu rõ ràng điều khoản nào cần sửa đổi và lý do cho việc sửa đổi đó.[2]

Đề nghị sửa đổi Hiến pháp được gửi lên lãnh đạo Hội nghị. Sau khi nhận được yêu cầu sửa đổi, các vấn đề kiểm tra của lãnh đạo Hội nghị, tức số lượng đề xuất và văn bản đề xuất lý do sửa đổi, việc kiểm tra trong vòng 30 ngày mới có thể nhận được sự chấp thuận của lãnh đạo Hội nghị. Trong khi kiểm tra, lãnh đạo Hội nghị tổ chức họp với các lãnh đạo đảng phái, liên minh để thảo luận về các yêu cầu sửa đổi.

Nếu việc đề xuất sửa đổi bị bác bỏ, thông báo đề nghị của lãnh đạo Hội nghị bác bỏ bằng văn bản cho người đề nghị nêu lý do bác bỏ. Tuy nhiên nếu đề nghị được chấp thuận của lãnh đạo Hội nghị, thì đề xuất sửa đổi cần phải được sự chấp thuận của tối thiểu 50% cộng một thành viên của tổng số thành viên Hội nghị tại kỳ họp gần nhất. Và tại kỳ họp cần tối thiểu 2/3 tổng số thành viên Hội nghị có mặt. Phiên họp được tổ chức không quá 60 ngày, và trước 14 ngày tổ chức phiên họp toàn thể, bản sao của văn bản chấp thuận được gửi tới các đại biểu tham vấn.

Bổ nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống

Hội nghị bổ nhiệm chức vụ Tổng thốngPhó Tổng thống thông qua kết quả bầu cử tại kỳ họp toàn thể của Hội nghị. Trước khi cải cách Hội nghị Hiệp thương Nhân dân là cơ quan bầu Tổng thống và Phó tổng thống theo đa số, nhưng sau khi cải cách quyền này của Hội nghị bị thu hồi. Quyết định thay đổi này tại lần tu chính Hiến pháp năm 2001 và quy định "Tổng thống và Phó Tổng thống là một cặp đôi được nhân dân bầu trực tiếp."

Luận tội và bãi nhiệm Tổng thống hoặc Phó Tổng thống trong nhiệm kỳ

Hội nghị chỉ có quyền bãi nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống trong nhiệm kỳ theo quy định của Hiến pháp. Quyền bãi nhiệm do Hạ viện đề xuất.

Hội nghị sẽ tổ chức phiên họp toàn thể luận tội Tổng thống hoặc Phó Tổng thống không quá 30 ngày khi Hội nghị chấp thuận đề nghị. Đề nghị Hạ viện sẽ được Tòa án Hiến pháp để điều tra, xét xử và ra quyết định về quan điểm của Hội nghị Hiệp thương Nhân dân rằng vi phạm các lỗi như phản quốc, tham nhũng, trọng tội khác hoặc hành vi khác có tính chất hình sự nghiêm trọng, hoặc vi phạm đạo đức nghiêm trọng, và/hoặc là Tổng thống và/hoặc Phó Tổng thống không còn đáp ứng trình độ để thực thi nhiệm vụ Tổng thống và/hoặc Phó Tổng thống.

Việc nộp yêu cầu của Hội nghị đến Tòa án Hiến pháp chỉ được thực hiện khi có sự đồng tình của ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội nghị có mặt tại một phiên họp toàn thể với sự tham dự của ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội nghị.

Quyết định của Hội nghị về đề nghị luận tội Tổng thống và/hoặc Phó Tổng thống phải được thực hiện trong một phiên họp toàn thể của MPR với sự tham dự của ít nhất 3/4 tổng số thành viên và đòi hỏi sự chấp thuận của ít nhất 2/3 tổng số thành viên có mặt, sau khi Tổng thống và/hoặc Phó Tổng thống đã được trao cơ hội để trình bày lời giải thích của mình trước các phiên họp toàn thể của Hội nghị.

Bổ nhiệm Phó Tổng thống thành Tổng thống

Trong trường hợp Tổng thống qua đời, từ chức, bị luận tội, hoặc không có khả năng thực hiện quyền hạn của mình, người đó sẽ được thay thế bởi Phó Tổng thống cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ.

Trong trường hợp khuyết Tổng thống ngay lập tức Hội nghị tổ chức phiên họp toàn thể bổ nhiệm Phó Tổng thống trở thành Tổng thống. Trong trường hợp Hội nghị họp Tổng thống tuyên thệ phù hợp với tôn giáo của mình hoặc lời hứa danh dự trước phiên họp toàn thể. Trong trường hợp Hội nghị không thể họp Tổng thống tuyên thệ phù hợp với tôn giáo của mình hoặc thực hiện một lời hứa long trọng trước ban lãnh đạo của Hội nghị được chứng kiến bởi lãnh đạo của Tòa án Tối cao.

Lựa chon Phó Tổng thống

Trong trường hợp vị trí Phó Tổng thống bị trống, Hội nghị tổ chức một phiên họp trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày để bầu ra một Phó Tổng thống từ hai ứng cử viên được đề cử bởi Tổng thống.

Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống

Trong trường hợp Tổng thống và Phó Tổng thống chết, từ chức, bị luận tội, hoặc là vĩnh viễn không có khả năng thực hiện nhiệm vụ, trong thời hạn nhiệm kỳ, các quyền hạn của tổng thống sẽ được thực hiện bởi một chính quyền liên hiệp gồm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chậm nhất 30 ngày sau đó, Hội nghị sẽ tổ chức một phiên họp để bầu một Tổng thống mới và Phó Tổng thống từ đề cử của các đảng chính trị hoặc liên minh các đảng chính trị đã giành vị trí đầu tiên và thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống mới, những người sẽ công tác trong phần còn lại của nhiệm kỳ.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam